Hợp tuyển Box Lịch sử- Văn hoá
Thursday, February 03, 2005
 
Công thức vàng của sự thịnh vượng
Username : Annonymous

(Tổng hợp từ yuyu, Yasunari)

Bài toán phát triển và thịnh vượng luôn được đặt ra với bất cứ nước nào và trong thời đại nào. Sự giàu mạnh của một quốc gia phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Đứng trước thời đại mới, giới trẻ chúng ta cần hiểu và vận dụng những yếu tố đó như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn về ảnh hưởng của từng yếu tố khác nhau.

Giàu hay không có lẽ một phần là do chính sách của chính quốc với nước di cư, thuộc địa. Chính sách thuộc địa của Anh là đào tạo người để làm công cho mình, dùng nhân công rẻ để mở rộng sản xuất. Bởi vậy các nước thuộc địa của Anh như Ấn, Mã Lai, Hồng Kông, Singapo,... nhà nước Anh khuyến khích giáo dục, dân chúng đều nói được tiếng Anh, Anh cũng mở nhiều nhà máy để sản xuất tại thuộc địa. Trong khi ấy chính sách của Pháp là đi vơ vét tài nguyên. Với chính sách như vậy thì dân càng ngu càng tốt. Cho nên trừ vài nước châu Phi mỗi bộ lạc một thứ tiếng nên phải dùng tiếng Pháp để làm tiếng chung, còn lại thì các thuộc địa khác của Pháp, đại bộ phận dân chúng không biết tiếng Pháp. Khác với Anh, Pháp chỉ xây dựng vài nhà máy để phục vụ các ông chủ thực dân tại thuộc địa thôi chứ không phải với mục tiêu sản xuất. Vì vậy, ở các thuộc địa của Pháp, dân trí thường thấp, phần lớn là nông dân, ít nhà máy có tầm cỡ lớn. Phải chăng đó chính là nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa thuộc địa của Anh và Pháp.

Một lý do quan trọng là tôn giáo. Người Anh di cư chủ yếu theo đạo Tin lành. Đạo Tin lành khuyến khích tinh thần kinh doanh, ý thức tiết kiệm, làm giàu, và không quy định những lễ nghi phiền phức với con chiên và giáo sĩ (ví dụ mục sư có thể lấy vợ) phù hợp cho sự phát triển của CNTB.

Người Tây Ban Nha đa phần là các tín đồ Thiên chúa giáo cuồng nhiệt, nếu không muốn nói là cuồng tín (Nhớ lại các toà án dị giáo ở nước Tây Ban Nha thiên chúa giáo). Chế độ phong kiến ở Tây Ban Nha cũng có hơi hướng của phương Đông. Hơn nữa vào thời điểm thế kỷ XVII, XVIII, trong khi Anh đã tiến hành thành công công nghiệp hoá và có sự ra đời của tầng lớp trung lưu, tư sản có kiến thức kỹ thuật và tinh thần kinh doanh thì Tây-Bồ vẫn là các quốc gia phong kiến lạc hậu, tầng lớp tư sản trung lưu hầu như không phát triển. Do vậy, nếu như người Anh đến các thuộc địa mang theo công nghệ, kỹ thuật, ý chí làm giàu thì người Tây Ban Nha chủ yếu là vơ vét của cải để mang về chính quốc.

Một lý do khác là ở Mỹ, Canada, người da đỏ đã hầu như bị diệt chủng vì vậy các nước này sẽ chỉ là một nước Anh khác, với các thể chế (luật lệ, tổ chức chính quyền, quy tắc ứng xử,...) sẵn có từ chính quốc được du nhập có điều kiện hoạt động tốt trong khi ở Trung và Nam Mỹ, tỉ lệ dân cư bản địa cao hơn nhiều trong khi cũng không có được một sự hoà nhập thực sự giữa thực dân và dân bản địa. Do đó, sự phát triển xã hội nói chung cũng khó khăn hơn nhiều.

Đó là các lý do lịch sử. Nhưng nói gì thì nói, thì ngày nay các nước nói tiếng Anh cũng có điều kiện phát triển tương đối thuận lợi hơn các nước không nói tiếng Anh. Chẳng hạn, sở dĩ Ấn Độ nổi bật lên trong ngành công nghiệp phần mềm cũng một phần quan trọng nhờ người Ấn Độ thành thạo tiếng Anh.

Yếu tố xã hội vào thời điểm xâm chiếm cũng là một nguyên nhân. Thực ra nó là một phần của Văn hoá.

Phần nhiều các vùng đất người Anh xâm chiếm còn ở chế độ cộng sản nguyên thuỷ hoặc vừa thoát khỏi chế độ chiếm hữu nô lệ. Trong khi Pháp đánh vào những nước đã có một xã hội phong kiến lâu đời hoặc đang manh nha kinh tế tư sản. Vì thế văn hoá, trí tuệ đã đạt một mức nào đấy, đã cắm rễ, ngoài cách làm cho nó ngu, cho nó quên mình đi thì không còn cách nào khác. Các dân tộc ở Bắc Mỹ và Nam Thái BÌnh Dương không có cái gì để quên thì cần gì làm cho quên? Cho các dân tộc ấy học hành để thành người Anh thì càng hay.

Nếu xếp Văn hoá sau vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử là nhầm. Hai yếu tố trên chỉ là tạm thời, có tính chất sách lược. Còn cái lâu dài, cái chiến lược, cái quyết định sự phụ thuộc, sự bị đồng hoá, sự mất tự do vĩnh viễn hay tạm thời của thuộc địa vào chính quốc là Văn hoá. Văn hoá là trí tuệ của dân tộc. Dân tộc nào có Văn hoá lâu đời thì mới có cái sức mạnh căn bản để tự do. Có Văn hoá thì mới có nhận thức về mình, về tổ tiên mình. Mà tự do là sự nhận thức được mình và thế giới khách quan.

Trung Hoa bị xâu xé, Ấn Độ bị độ hộ, Việt Nam bị gông cùm gần thế kỷ, nhưng tất yếu là những nước này phải độc lập vì có Văn hoá, có bản sắc riêng không thể đồng hoá được. Còn những dân tộc Bắc Mỹ và Nam Thái Bình Dương kia, họ bị xoá sổ bởi Văn hoá yếu.

Như nước Mỹ, các bác thấy thực ra nó không có nền Văn hoá của riêng nó. Nó có lịch sử 200 năm và một nền Văn hoá không có lịch sử. Thử hỏi nền Văn hoá Mỹ có những thời kỳ nào, những di tích hiện vật và phi hiện vât nào? Vì thế mà nói Văn hoá Mỹ không có lịch sử. Họ có thể có một nền Văn minh rực rỡ nhưng Văn hoá của họ mù mịt.

Một dân tộc không có một nền Văn hoá có bề dầy sẽ rất nguy hiểm.

Dân tộc chúng ta có mấy nghìn năm lịch sử rồi. Về Văn hoá, chúng ta tự hào mình có một nền Văn hoá đầy bản sắc và sức sống. Nói sức sống vì sau bao nhiêu chiến tranh và bom đạn, chúng ta vẫn giữ được rất nhiều di vật vật thể và phi vật thể.

Mấy nước có vài trăm năm văn hoá như Mỹ, Úc,... họ lại có cái hay là sẵn sàng chấp nhận, hoà nhập với các nền văn hoá khác, đó chính là nền tảng vững chắc cho công cuộc toàn cầu hoá hiện nay. Còn mấy nước mà tự nhận có văn hóa lâu đời như Tàu, Việt Nam hay Taliban thì lại sinh ra tính tự kiêu, cực đoan, coi mình là nhất. Thêm nữa, chỉ có mỗi chúng ta là tự cho mình có 4000 năm văn hoá thôi, còn dưới mắt những người nước ngoài mà tôi từng gặp (đủ cả Âu, Á, Phi, Mỹ Latin) thì văn hóa Việt Nam chỉ là một bản sao không hoàn hảo của văn hoá Trung Quốc.

Về thời cuộc, người Á Đông thường nhìn theo thuyết Thiên, Địa, Nhân là 3 yếu tố chi phối sự hưng vong của một quốc gia. Thiên ở đây có lẽ ta hiểu như là Thời Cơ, Thời Điểm, Thời Đại, Qui Luật Xã Hội v.v... Địa thì là các yếu tố về Vị trí địa lý, Lịch Sử, Văn Hoá, nói chung là tất cả những gì thuộc về vật chất và tinh thần của một dân tộc. Nhân thì dĩ nhiên là yếu tố con người, nói đúng hơn là Trí Tuệ, nghị lực của con người,...

Những nước giàu (như nhóm G7) chẳng hạn đều là những nước da trắng (kể cả Nhật Bản) hoặc ít ra là không phải da sậm. Vậy thì dù muốn hay không ta cũng phải công nhận một yếu tố mà lập luận phát xít, phân biệt chủng tộc nêu ra: dó là giống dân da trắng thông minh hơn!!! Nói ra điều này thật rất đau lòng và phạm huý, nhưng khó có thể bác bỏ được.

Tất cả những phát minh khoa học, những sáng kiến,v.v... - Yếu tố quan trọng của sự giàu mạnh... đều thuộc về nhũng người có mầu da sáng hơn.

Sau nữa là môi trường địa lý và hoàn cảnh lịch sử. Những người châu Âu khi sang Mỹ thời thế kỷ XVI, XVII, găp một môi trường địa lý rất thuận lợi, một lục địa rộng mênh mông, giàu tài nguyên khoáng sản, lại gặp thời đại lịch sử hết sức thuận lợi là thời kỳ mới phát triển của phương thức sản xuất TBCN, mới bắt đầu cơ giới hoá và công nghiệp hoá nên có điều kiện phát triển rất nhanh vượt cả những người tổ tiên họ ở châu Âu - dù những người châu Âu cũng đã rất văn minh và phát triển hơn so với thế giới.

Vậy là yếu tố Con Người, yếu tố Thời Đại và yếu tố Địa Lý rất quan trọng.

Còn Văn Hoá thì sao?

Trong một môi trường Văn Hoá đa dạng, "Hợp chủng" như Mỹ, đã đành là những nguời có nguồn gốc Anglo-saxon vẫn là những người giàu có nhất, và có nhiều thành tựu nhất, nhưng tất cả các giống dân khác, bất kể mầu da văn hoá, cũng đều khá hơn so với chính đồng chủng, dồng văn của họ ở cố quốc. Vậy là yếu tố Văn Hoá không quan trọng. Môi trường sống mới là quan trọng.

Picaso, Vangogh, Chagal khi ở Tây Ban Nha, Hà Lan hay Nga đều không nổi tiếng, nhưng đến khi lập nghiệp ở Pháp thì họ đều trở thành các bậc Maître thế giới cũng là một chứng minh cho sự quan trọng của môi trường sống quan trọng thế nào.

Một người hay một dân tộc, cho dù có đổi tôn giáo cũng không thẻ giàu lên được, trái lại dù giữ nguyên văn hoá và tôn giáo của tổ tiên, nhưng di cư khỏi mảnh đất quê hương cằn cỗi như những người nông dân Bắc Bộ khi vào Nam Bộ lập nghiệp lại trở nên giàu có hơn. Vậy là lại một chứng minh về tầm quan trọng của môi trường địa lý.

Tóm lại theo tớ, chìa khoá của sự giàu có, trước hết nằm trong bộ óc của con người. Yếu tố Nhân. Người nào hay dân tộc thông minh, năng động, sáng tạo, cần cù, dũng cảm hơn thì người đó hay dân tộc đó giàu mạnh hơn và ngược lại.

Sau đó là Thời Thế hay Thiên Thời. Dù một dân tộc thông minh, sáng tạo, có nghị lực mà chưa gặp hoặc không gặp thời cũng khoá phát triển lên được. Châu Âu thời Trung Cổ là một ví dụ điển hình.

Sau đó là yếu tố Địa Lợi. Người châu Âu sang lập nghiệp tại châu Mỹ như Rồng xuống Biển, như Cọp vào Rừng, họ có đất "dụng võ" để thể hiện sự thông minh, nhiều sáng kiến, tinh thần khoa học thực dụng của họ, nên họ phát triển rất nhanh. Giá thử vùng đất ấy cho mấy ông da đen đến lập nghiệp thì dến bây giờ chắc vẫn còn là nơi khỉ ho cò gáy chứ làm gì có các super town và một xã hội siêu phát triển như hiện nay. Những người Hoa hay những người Ấn, khi sang Mỹ, họ vẫn giữ nguyên tôn giáo, văn hoá của họ, nhưng tại sao họ lại trở nên giàu có hơn tại chính quốc?

Nói tóm lại yếu tố Văn Hoá có tác dụng bảo tồn chứ không có tác dụng phát triển. Không có một nến văn hoá nào là mang những yếu tố kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển. Tất cả là tuỳ thuộc vào Con Người, Thời Thế và Môi Trường Sống.

Không nên hiểu nhầm nghĩa Văn hoá với Văn minh rồi. Hai khái niệm này hay nhập nhằng nên thường mọi người hay nhầm. Định nghĩa Văn minh là thế này: Văn minh là một lát cắt của Văn hoá.

Như nước Mỹ, các sản phẩm điện ảnh của họ chẳng hạn, là các sản phẩm Văn hoá, đúng thế, nhưng cả cái lát cắt Văn hoá hiện đại của Mỹ gồm cả nghệ thuật và tập quán v.v... chỉ là những phần của một nền Văn minh. Chứ nước Mỹ không có Văn hoá của mình.

Không có Văn hoá nên họ mới rất dễ dàng bị đồng hoá. Nói hoà nhập chính là một dạng của sự đồng hoá. Cái gì cũng có hai mặt của nó. Nền Văn hoá lâu đời không dễ dàng bị đồng hoá nhưng cũng rất khó chấp nhận cái hay của một nền Văn hoá khác mình. Các dân tộc không có bản sắc dễ dàng chấp nhận nhũng gì không phải là họ, bởi vì bản sắc của họ yếu, họ không là gì cả, không là mình, nhưng cũng sẵn sàng là tất cả những gì có ích cho cuộc sống của họ.

Mà có nên gọi họ là dân tộc không? Dân Úc không phải là dân tộc. Dân Mỹ không phải là dân tộc. Họ là những quốc gia, thậm chí cường quốc, nhưng dân tộc thì không.

Nói về thế hệ trẻ con: chúng không bảo thủ như mình nên dễ dàng chấp nhận cái mới hơn, vì thế dễ tạp ra cái mới hơn. Nói ở cấp độ vĩ mô thì các quốc gia như Úc,... cũng giống như thế. Cái giống giữa họ và lũ trẻ kia là: nền tảng Văn hoá yếu. Nó có hai hệ quả: rất dễ đánh mất mình nhưng cũng rất dễ tạo ra cái mới.

Nhưng trong những quan điểm trên cũng tồn tịa những mâu thuẫn. Đầu tiên nói rằng Trí tuệ và nghị lực của con nguời mới là quan trọng, và người da trắng thông minh hơn vàng.

Sau đó lại nói môi trường mới là quan trọng. Nếu lấy dẫn chứng nguời Mỹ và người Anh, các hoạ sĩ, làm ta nhớ đến câu chuyện quýt trồng ở nước Tề khác với quýt trồng ở nước Sở. Chẳng lẽ con nguời cũng như những quả quýt kia, thực ra trí tuệ không hơn kém nhau mà chỉ phụ thuộc vào địa lý. Như thế là mâu thuẫn với luận điểm trên rồi.

Nếu hỏi: "Thế sao vào thời ấy những dân tộc Á Phi lại yếu đuối đến độ để bị xâm lược đô hộ, chẳng phải vì ngu dốt hơn ư?". Câu trả lời là không. Chẳng hạn ở Châu Á: Trung Hoa và Việt Nam dính phải chế độ phong kiến. Về mặt xã hội và kinh tế, việc bế quan toả cảng dẫn đến bóp nghẹt sự phát triển kinh tế - như các bác biết, ngoại thương vô cùng quan trọng với một nền kinh tế và trao đổi hàng hoá là thiết yếu cho sự phát triển Kinh tế, Nho giáo làm cho ý thức cá nhân chùn đụt. Về mặt khoa học, khoa học kỹ thuật không phát triển vì nguyên nhân sâu xa là ý thức hướng về xã hội và tự nhiên của người phương Đông, người phương Đông chủ trương hoà hợp với tự nhiên chứ không cải tạo, thống trị tự nhiên.

Nguyên nhân của hành động bế quan toả cảng: Các Hoàng Đế muốn quyền lực của mình là tuyệt đối - đây là yếu tố khách quan. Ý thức cá nhân kém vì Nho giáo chủ trương con người hoà vào cái Ta chung, phục vụ nhà vua. Con người vì thế trở nên thụ động, chỉ nghe lệnh trên mà không vận dụng sự sáng tạo của mình.

Nguyên nhân của khoa học kém phát triển là ý thức dung hoà với tự nhiên. Nguyên nhân của ý thức này là ảnh hưởng Nho giáo, Lão giáo. Lấy ví dụ như hai đứa bé con thông minh như nhau sinh ra trong hai gia đình có sự giáo dục khác nhau: một gia đình dạy con: "ham học là tốt", gia đình kia thì bảo: "học làm cái gì, lo mà tập cơ bắp làm ruộng, rồi tao lấy cho con vợ béo tốt". Thế thì lớn lên, hai đứa bé ấy sẽ thế nào dù thông minh như nhau? Đành rằng môi trường là quan trọng, nhưng chính cái ý thức thấm sâu trong chúng đã làm nên số phận chúng.

Về việc người Anh dùng cái đầu mình để làm giàu. Đồng ý, nhưng bảo là họ chỉ "thêm thắt vào sự giàu có của họ" thì có lẽ là không phải. Thêm thắt? Nghĩa là dù thiếu nguồn lợi từ thuộc địa thì họ cũng chẳng hề hấn gì vì nguồn thu từ bóc lột thuộc địa không mấy đáng kể so với tổng thu nhập của họ? Nếu đúng thế thì việc quái gì Pháp phải giãy nảy lên khi mất cái vùng Đông Dương nhỏ bằng lỗ mũi? Việc quái gì Anh phải ra sức giữ những thuộc địa của mình? Và nữa, việc quái gì mà vào những thế kĨIVI, XVII, Anh và Pháp tranh nhau kịch liệt mảnh đất Bắc Mỹ?

Nếu không phải, mà ý nói rằng từ "thêm thắt" này có nghĩa là sự giàu có vốn là cái gốc của họ, từ đó họ phát triển bằng cách chiếm thuộc địa và nhân sự giàu có ấy lên nhiều lần, nghĩa là nguồn thu từ thuộc địa lớn hơn tổng thu nhập Mẫu quốc làm ra, thì tớ lại có thể nhấn mạnh lại: Sự giàu có hiện nay của họ phần lớn là nhờ bóc lột


Comments: Post a Comment

<< Home

Powered by Blogger