Hợp tuyển Box Lịch sử- Văn hoá
Thursday, February 03, 2005
 
Sự phân tranh Trịnh - Nguyễn
Sự phân tranh Trịnh - Nguyễn
Username: Trinity

Đây là những nguyên nhân sâu xa và quá trình phân tranh Trịnh - Nguyễn, một giai đoạn lịch sử thể hiện rõ tính phong kiến trong các triều đại Việt Nam.
Duy về cái sự Trịnh - Nguyễn thì tôi xin phép bàn thêm và mở rộng ngọn nguồn nó ra một tí.
Chắc các bạn vẫn còn nhớ chuyện triều Lê Sơ sau thời vua Lê Thánh Tông thì dần dà suy yếu dẫn đến nội loạn, đến Lê Cung Hoàng (Lê Xuân) thì mất nuớc vào tay Mạc Ðăng Dung. Dung là nguời khôn ngoan, mưu luợc, giữ tới chức Thái phó, từng buớc đoạt quyền bính để thoán ngôi. Năm 1527, sau khi bức tử Lê Cung Hoàng khi ấy mới 21 tuổi, Dung lập ra triều Mạc.
Triều Mạc thực ra cũng chẳng đến nỗi nào. Tương đối thịnh trị! Mạc Ðăng Dung theo lối nhà Trần, sớm thoái vị để nhuờng ngôi cho con là Mạc Ðăng Doanh, còn mình làm Thái thuợng hoàng nhưng vẫn quán xuyến những công việc trọng đại của quốc gia. Cứ 3 năm mở một kỳ thi hội và thi đình. Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm -Trạng Trình của chúng ta đã đỗ Trạng Nguyên và rất đuợc vị nể duới triều Mạc. Ân tình ấy, Bạch Vân cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm sau này có lẽ đã báo đáp bằng cách mách nuớc cho Mạc Hậu Hợp “Cao Bằng tuy tiểu, khả dung sổ thế” (Cao Bằng nhỏ nhưng cũng nương thân được vài đời).
Ðến thời Mạc Ðăng Doanh, ở khu vực rừng núi hiểm trở Thanh Hóa giáp biên giới Việt Lào, một lực luợng mới đang ầm thầm nổi lên mà sau này sẽ kết liễu họ Mạc. Nguyễn Kim, cựu thần trung thành của nhà Lê, tích cực mộ quân, quy tụ anh hào các nơi dể khởi phục tiên triều. Ðến năm 1533 thì Kim lập Lê Duy Ninh, hạt giống còn rơi rớt của nhà Lê lên ngôi, Ninh lấy hiệu Lê Trang Tông, mở đầu thời kỳ Lê Trung Hưng (các bạn còn nhớ chuyện Chúa Chổm không?) Nguyễn Kim có nguời con rể tên là Trịnh Kiểm và con trai tên là Nguyễn Hoàng.
Lực luợng nhà Lê Trung Hung ngày càng lớn mạnh. Năm 1543 Nguyễn Kim chiếm Tây Ðô (Thanh Hóa), cho đóng đô ở đấy, hình thành nên cục diện Nam-Bắc triều. Cung mở khoa thi đàng hoàng như ai, năm 1554 khoa thi đầu tiên tuyển mộ đuợc khá nhiều nhân tài phò tá. Nhiều văn nhân võ tướng trong thiên hạ bỏ Mạc mà phù Lê. Năm 1545, Nguyễn Kim không may bị hàng tuớng của nhà Mạc đánh thuốc độc chết, con rể Trịnh Kiểm lên nắm quyền, bắt đầu thời kỳ “vua Lê-chúa Trịnh”. Năm 1577 Mạc Kính Ðiển đem quân tiễu phạt, không ngờ thua to phải nhảy xuống sông mới thoát. Trịnh Kiểm lại khôn khéo cho quân băng rừng vuợt núi, vòng ra sau lưng Kinh thành mà đánh vào hậu phương nhà Mạc như Tuyên Quang, Sơn Tây,…, tạo thành thế gọng kìm. Mạc ngày càng lụn bại, thêm nỗi đến đời vua Mạc Hậu Hợp thì ông này sa vào gái gú, ruợu chè suốt ngày nên lòng nguời chán nản. Ðến 1592, thuỷ quân Lê Trung Hung đánh tổng lực vào Hải Dương, áp sát Kinh thành, truy đuổi bắt giết gần hết tôn thất nhà Mạc. Những nguời sống sót chạy lên Cao Bằng. Nhà Mạc-Cao Bằng còn kéo đuợc thêm 5 đời nữa, đến 1677 (đời vua Mạc Kính Vu) mới chịu dứt bóng. Tuởng từ nay sẽ chỉ còn một nhà Lê, song đất nuớc ta vẫn chua hết cảnh phân tranh…
Sau khi lên nắm quyền, Trịnh Kiểm bắt đầu ngấm ngầm hãm hại con cháu Nguyễn Kim để độc tôn quyền lực. Nguyễn Ương, con truởng Nguyễn Kim là nạn nhân đầu tiên. Truớc tình cảnh ấy, để tìm cách thoát thân, năm 1558, Nguyễn Hoàng mới vận động chị mình là Ngọc Bảo xin Trịnh Kiểm cho Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, khi ấy còn là miền viễn biên hoang dã, rừng rú. Kiểm vờ nghe vợ nhưng ý thực là nghi Nguyễn Hoàng sẽ gục truớc vô vàn gian khổ, giặc giã trong ấy. Lệnh ban ra, cơ hội sống sót đã mở rộng truớc mắt, dù đang giữa ngày đông tháng giá, Nguyễn Hoàng tức khắc lên thuyền vuợt biển vào Nam. Cùng đi là khá nhiều thân thích, họ mạc (chủ yếu có gốc ở huyện Tống Sơn, Thanh Hóa) cùng rất nhiều quân thần trung thành với triều Lê, ước lên đến nghìn người. Ðến Quảng Trị, Nguyễn Hoàng cho đóng thuyền vào cảng Cửa Việt, lập dinh thự ở Ái Tử thuộc huyện Ðang Xương, Quảng Trị. Tiếc là không có cái đài kỷ niệm nào ở nơi này, bởi Ái Tử đã ghi dấu một cột mốc rất lớn trong hành trình Nam tiến của dân tộc Việt.
Thế kỷ XVII đáng phải đuợc coi là một trong những thế kỷ đặc sắc nhất trong lịch sử dân tộc. Ðặc sắc, bởi cha ông chúng ta - những nguời có khi suốt đời không ra khỏi luỹ tre làng, lên đến huyện có khi đã coi là sự kiện lớn trong đời, đứng truớc biển nhưng chua bao giờ có nổi đội thuyền vuợt biển xa... - mà nay lại ở trong vai trò của những nhà thám hiểm (bất đắc dĩ), đi vào một vùng đất lạ đầy bất trắc và hiểm nguy.
Có ba vấn đề sống chết đối với Nguyễn Hoàng lúc này là khẩn trương xây dựng lực luợng quân sự, thu hút thêm càng nhiều càng tốt dân định cư và mở rộng lãnh thổ. Có thể nói ông cũng như một vài đời chúa Nguyễn về sau đã giải quyết cả ba vấn đề này một cách xuất sắc.
Không có quân đội vững mạnh thì Nguyễn Hoàng không thể đối phó với Trịnh Kiểm cũng như những sắc dân Chămpa địa phương đang tức giận vì bị mất đất. Về mặt số luợng quân, rõ là Ðàng Trong không thể ganh đua với Ðàng Ngoài có dân số vuợt trội. Vậy là chỉ còn một con đường xây dựng lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến và phải chuyên nghiệp, tận dụng những khí tài quân sự hiện đại và hữu hiệu nhất để gia tăng thương vong cho phía đối phương. Cho nên không có gì lạ khi các chúa Nguyễn rất chú trọng vào pháo binh và tượng cơ.
Tôi đọc được một số tài liệu cho biết khoảng giữa thế kỷ XVII, chúa Nguyễn đã có trong tay hơn 200 trọng pháo, chủ yếu là nhờ các thương gia và giáo sĩ Tây phương mua về từ Macao. Nửa sau thế kỷ XVIII, số trọng pháo đã lên tới 1200 khẩu, áp đảo hỏa lực của Ðàng Ngoài. Lính Ðàng Trong cũng nổi tiếng là những tay súng thiện xạ, bách phát bách trúng. Tượng cơ thì vô tư bởi voi ở Ðàng Trong rất sẵn. Báo cáo của một thương gia Hà Lan nói là năm 1642, đội tượng cơ của chúa Nguyễn đã có khoảng 600 thớt voi.
Pháo binh và voi rất phát huy tác dụng khi giao chiến trên địa hình tương đối bằng phẳng. Với hai bửu bối này, lực luợng quân sự Ðàng Trong đã đẩy lùi những đợt tấn công của quân Trịnh có quân số gấp đôi, thậm chí gấp bốn.
Nói thêm với các bạn một chút về chế độ binh dịch của Ðàng Trong. Tất cả thanh niên trai tráng từ 16 tuổi trở lên đã có nghĩa vụ tòng quân, đến 60 tuổi mới được về nhà (chẳng biết còn sống đuợc mà về không?). Khác với chúa Trịnh gọi dân là “bách tính” (trăm họ), chúa Nguyễn gọi dân là “quân dân”. Bởi quân với dân thì cũng gần như là một. Tuy vậy, để đảm bảo dân số vẫn sinh sôi đều đặn, chúa cho phép binh lính mang vợ vào ở cùng doanh trại…
Có thể các bạn sẽ thắc mắc rằng các chúa Nguyễn lấy đâu ra tiền để trong một thời gian ngắn xây dựng một lực luợng quân sự tinh nhuệ như thế? Phi thương bất phú. Chủ yếu là nhờ thương nghiệp cả thôi. Nhờ mở rộng cửa buôn bán với nuớc ngoài, quan hệ tốt với thương nhân và giáo sĩ Tây phương, Nhật Bản, Trung Hoa…, chưa kể Ðàng Trong khi ấy lại đóng cả vai trò điểm trung chuyển hàng hóa trong khu vực, nên những khoản thuế vào túi chúa Nguyễn thật nhiều không tả xiết (chuyện này trong chủ đề “Ðã có truyền thống trọng tín nghĩa?” bác cuoihaymeu và tôi cũng có đề cập đến).
Thu hút dân đến định cư cũng nằm trong chiến luợc tạo nguồn nuôi và bổ sung quân đội, đồng thời tạo sức ép lấn thêm đất của Chămpa và các tộc nguời thiểu số khác. Chúa Nguyễn có những chính sách rất cởi mở dành cho dân tứ xứ, trong dó có một bộ phận lớn Hoa kiều “phục Minh phản Thanh” (như Mạc Cửu) đến khai hoang. Dân khai hoang được sở hữu đất của họ. Không phải đóng thuế trong ba năm đầu tiên, thậm chí một số vùng được miễn thuế hoàn toàn. Ngoài ra, nạn đói và giặc giã khủng khiếp ở Ðàng Ngoài thời Nam-Bắc triều cung góp phần thúc đẩy một bộ phận lớn nông dân (đặc biệt ở hai tỉnh Thanh, Nghệ) rời bỏ quê hương chạy vào Ðàng Trong. Ðàng Trong khi ấy có sức quyến rũ như một miền đất hứa, nơi nguời nông dân không phải è cổ gánh sưu cao thuế nặng (nhất là thời kỳ đầu), nơi họ đuợc tự do khai khẩn và canh tác trên những thửa ruộng thẳng cánh cò bay…
Về chính sách mở rộng lãnh thổ, phải nói chúa Nguyễn đã gặp đuợc cả thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Thiên thời vì khi ấy Chămpa đã rệu rã lắm, hơn nữa Chămpa không phải là một khối thống nhất mà là liên minh của nhiều bộ tộc, dễ bị “chia dể trị”. Nguời Chămpa còn chủ động dời thủ phủ của họ lùi dần về phía Nam, ảnh huởng và quyền lực của chính quyền trung ương lên vùng giáp ranh vì thế mà cũng nhạt đi. Ðịa lợi vì địa hình suốt một dải miền Trung không nối liền mà bị cắt khúc bởi các con sông đâm ra biển, thuận cho chiến thuật “cắt từng miếng bánh”. Nhân hòa vì bản tính mềm mỏng, khôn khéo và dễ thích ứng của dân Việt ta. Cho nên suốt mấy thế kỷ “mở rộng cương vực”, không xảy ra đánh nhau lớn giữa dân bản địa và dân di cư, kể cũng là một điều thần kỳ.
Nếu tôi nhớ không nhầm thì cách đây chưa lâu, cô bé Roses xinh đẹp của chúng ta có thắc mắc tại sao chuyện Nam tiến và các chúa Nguyễn ít được nhắc đến và đề cao trong chính sử. Roses đã thắc mắc đúng. Nguyên nhân thì các bác đã nêu ra nhiều, nhưng tôi cũng mạn phép đưa ra thêm một lý giải nữa.
Trong tâm thức của nguời Việt (đặc biệt là nguời Bắc), có hai diều thiêng liêng và rất nhạy cảm. Thứ nhất là truyền thống chống ngoại xâm và đi kèm với nó đôi khi là tình cảm thù ghét ngoại bang. Thứ nữa là ý thức coi trọng sự đoàn kết và thống nhất, mà cụ thể với nguời nông dân là đoàn kết và thống nhất trong họ mạc và làng xóm.
Thế mà hành trình Nam tiến đã phá vỡ mối liên kết cộng đồng trong làng xóm và tai hại thay, gắn liền với cục diện phân chia đất nuớc. Nguyễn Ánh, hậu duệ các chúa Nguyễn, thì liên kết với ngoại bang để giành lại quyền lực, liên kết hết với quân Xiêm lại đến quân Pháp.
Phạm vào hai điều thiêng ấy nên không tránh khỏi khuynh hướng coi nhẹ lịch sử Ðàng Trong trong chính sử…
Xin được tạm dừng ở dây. Lần sau tôi sẽ xin tiếp tục hầu chuyện các bác về sự hòa nhập văn hóa của nguời Việt ta ở Ðàng Trong.

Hai nhân vật quan trọng nhất của nhà Nguyễn, chúa Nguyễn Hoàng và Hoàng đế Nguyễn Ánh:
- Nguyễn Hoàng là con thứ của Nguyễn Kim (người có công đánh Mạc phục hưng nhà Lê, chính thức mở ra đời Lê Trung Hưng. Nguyễn Kim sau được con cháu truy tôn là Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế).
Nguyễn Hoàng sinh năm 1525 (tháng 8 năm Ất Dậu).
Vào trấn thủ Thuận Hoá năm 1558 (tháng 10, Mậu Ngọ), 12 năm sau (1570) chính thức cai quản toàn bộ vùng phía Nam (trước đó ngoài Nguyễn Hoàng trấn thủ Thuận Hoá còn có trấn thủ Quảng Nam Nguyễn Bá Quýnh).
Năm 1593 (Quý Tỵ) được phong làm Thái Uý, Đoan Quốc Công. Trong thời gian ở ngôi, Nguyễn Hoàng chỉ một lần đánh lớn với Chiêm Thành (lúc này đã tan rã thành các tiểu quốc), trận đánh xảy ra vào năm 1611 (Tân Hợi), biên cương được mở rộng đến Phú Yên ngày nay.
Ông ở ngôi chúa 55 năm, được dân sùng bái gọi là chúa Tiên. Mất tháng 6 năm Quý Sửu (1613) thọ 88 tuổi. Sau được con cháu truy tôn làm Thái tổ Gia Dụ Hoàng đế.
Trừ hai cha con Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng, còn lại tất cả các vua chúa Nguyễn đều mang đệm là Phúc.
Có hai điều thú vị liên quan đến Nguyễn Hoàng mà nay trở thành 1 nét văn hoá phổ biến của người miền Nam. Thứ nhất là chữ Hoàng phải kiêng đi mà gọi chệch thành Huỳnh trong mọi trường hợp giao tiếp, dù văn bản hay ngôn bản. Thứ hai là vì Nguyễn Hoàng là con thứ nên người miền trong gọi con cả của mình là Hai (anh Hai) chứ ko gọi là nhất hay một, con thứ gọi là anh Ba,...
Hiện nay Nguyễn Hoàng chưa được coi là danh nhân thì phải. Ở Huế nay có một bến xe nhỏ nằm ngay dưới chân Kinh thành Huế mang tên Nguyễn Hoàng. Tôi ko rõ liệu có đại lộ hay một công viên, quảng trường nào trên đất nước Việt Nam này mang tên ông chưa, nhưng ai mà chẳng biết một câu nói nổi tiếng của nhà thơ người Đa-ghet-xtan A-bu-la-tip: "Nếu ta bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào ta bằng đại bác". Các bác nhỉ.
- Nguyễn Ánh (Nguyễn Thế Tổ) họ tên đầy đủ là Nguyễn Phúc Chủng, tự là Phúc Ánh, sinh ngày 15-1-Nhâm Ngọ (1762).
Ông là con thứ 3 của Nguyễn Phúc Luân (tức Nguyễn Phúc Kỳ), cháu của chúa Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Nguyễn Phúc Luân bị Trương Phúc Loan hại chết vào năm 1765, 4 anh em của Nguyễn Ánh cũng mất sớm, cả nhà chỉ còn duy nhất Nguyễn Ánh.
Năm 1774, quân Trịnh đánh chiếm Phú Xuân, Nguyễn Ánh theo chú ruột là chúa Nguyễn Phúc Thuần chạy vào Gia Định. Năm 1777, Nguyễn Phúc Thuần bị Tây Sơn đánh đuổi ở Gia Định, trên đường rút lui bị Tây Sơn giết.
Năm 1780, Nguyễn Ánh chính thức lên ngôi vương (chứ ko lên ngôi chúa), quy tụ lực lượng chống Tây Sơn.
Nguyễn Ánh lần lượt đánh bại các lực lượng Tây Sơn, năm 1802 (ngày 2-5, Nhâm Tuất) Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, đặt niên hiệu là Gia Long.
Ông ở ngôi 17 năm, mất ngày 19-5-Kỷ Mão (1819) thọ 57 tuổi.
Nguyễn Ánh rất được dân miền Trong sùng bái, cũng như triệu tổ Tĩnh Hoàng đế Nguyễn Hoàng vậy. Chính vì được nhân dân che chở nên Nguyễn Ánh nhiều lần thoát khỏi tay Tây Sơn chỉ trong gang tấc. Và cũng rất nhiều lần Nguyễn Ánh bị Nguyễn Huệ đánh cho tơi bời đến nỗi chỉ còn một mình một ngựa chạy tháo thân, nhưng ngay sau khi Nguyễn Huệ rút về thì chẳng bao lâu Nguyễn Ánh lại mộ đủ lực lượng tiếp tục chiến đấu chống Tây Sơn. Cho nên nhiều người đã nói Trời giúp Nguyễn Ánh làm vua. Vở tuồng cổ nổi tiếng Gia Long phục nghiệp cũng có đoạn nói về Nguyễn Ánh bị Tây Sơn đuổi gấp đến nỗi cưỡi ngựa lao cả xuống sông bỏ chạy, lao ra đến giữa dòng thì bỗng có cá thần xuất hiện đưa sang sông giúp.
So với nhà Trịnh thì nhà Nguyễn sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt hơn. Cuộc đấu tranh sinh tồn đã khiến các đời chúa Nguyễn ra sức chăn dân mở nước thay vì ăn chơi hưởng lạc, cho nên những thế kỷ chúa Nguyễn trị vì ở đàng Trong là một giai đoạn khá thịnh trị. Ngoài việc mở rộng lãnh thổ, các chúa Nguyễn đã có công thúc đẩy sự phát triển của thương nghiệp, tức là mở cánh cửa cho một phương thức sản xuất mới mẻ và tiến bộ vào VN.
4 đời vua đầu (1802-1884), triều Nguyễn là một vương triều hùng mạnh vào hàng bậc nhất trong lịch sử phong kiến, sau đó là một giai đoạn gần 200 năm làm bù nhìn yếu ớt.
Nói chung dưới triều Nguyễn lần đầu tiên cả nước thống nhất dưới một chính quyền, bao trùm cả lãnh thổ 2 đàng. Quốc hiệu Việt Nam cũng chính thức được dùng vào thời này. 1802 Nguyễn Ánh đặt tên nước là Nam Việt, 1804, nhà Thanh đổi lại thành Việt Nam và tên này chính thức dùng từ đó. Đến Minh Mạng lại đổi thành Đại Nam, nhưng cuối cùng thì 2 từ Việt Nam vẫn thông dụng hơn cả. (Đấy là nói về sử dụng quốc hiệu chính thức thôi, còn tên VN có từ bao giờ thì cho đến nay còn chưa tranh cãi xong thì phải).
Lãnh thổ, năm 1848 Tự Đức trả lại Chân Lạp 5 châu mà năm 1757 vua Chân Lạp là Nặc Tôn đã cắt tặng cho Mạc Thiên Tứ (Tướng của chúa Nguyễn đã giúp Nặc Tôn lên ngôi), phần đất này nằm ở cực nam Campuchia, giáp mấy tỉnh miền Tây Nam Bộ. Bản đồ nước ta ngày nay định hình từ năm 1848.


Comments:
Vô tình search đc bài viết của bác ở trên blog này, Alex đã đăng ký tài khoản chỉ để hỏi bác một số điều =.= bài viết của bác có cơ sở dữ liệu đáng tin cậy không hay chỉ là nói suông và bác đã nghiên cứu sử được bao lâu rồi =.= Bởi lẽ thông tin trên mạng nếu không rõ nguồn gốc thì sẽ không đáng tin cho lắm, mong bác phản hồi vào blog của Alex. Thân! :x
 
This comment has been removed by the author.
 
Bác có thể liên lạc qua nick Y!H của Alex: boy_pro_never_di3
Thân!
 
Post a Comment

<< Home

Powered by Blogger